Chế độ dinh dưỡng cho trẻ nhỏ qua các thời kỳ. Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Chế độ dinh dưỡng cân bằng và hợp lý sẽ giúp trẻ phát triển khỏe mạnh về thể chất, trí tuệ và tinh thần. Khi trẻ ăn đủ dinh dưỡng thì sẽ có sức đề kháng tốt, ít bị bệnh tật. Cơ thể phát triển cân đối.
Việc chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ nhỏ không chỉ là việc cung cấp đủ lượng calo và chất dinh dưỡng cho sự phát triển của cơ thể mà còn là yếu tố quan trọng để xây dựng nền tảng cho một cuộc sống khỏe mạnh và phát triển toàn diện trong tương lai của trẻ. Chế độ dinh dưỡng đúng đắn từ giai đoạn này sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và trí não của trẻ trong suốt cuộc đời trẻ. Chính vì vậy bố mẹ nên tham khảo kỹ nội dung bài viết này để có hướng triển khai chế độ dinh dưỡng hợp lý cho con của mình.
I. Các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ:
1.Calo và Năng Lượng:
Trẻ nhỏ cần một lượng calo đủ để duy trì hoạt động hàng ngày và hỗ trợ sự phát triển. Thực phẩm giàu calo như các loại đậu, hạt, dầu và sản phẩm từ sữa là các nguồn calo quan trọng. Một số thực phẩm tốt như:
+ Đậu đen, đậu xanh
+ Hạt óc chó
+ Các loại dầu có nguồn gốc từ thiên nhiên.
+ Các loại sữa tươi như: Sữa bò, sữa dê,…
2.Protein:
Protein là yếu tố cần thiết cho sự phát triển của cơ thể, đặc biệt là trong quá trình phát triển cơ bắp và não bộ của trẻ. Thịt, cá, trứng, đậu, sữa và sản phẩm từ sữa là những nguồn giàu protein chính. Một số thực phẩm chúng ta có thể kể đến như:
+ Thịt cá có nguồn gốc tự nhiên
+ Trứng gà, vịt được nuôi theo truyền thống không chất tăng trưởng
+ Các sản phẩm từ sữa được lên men tự nhiên
3.Chất Béo:
Chất béo là nguồn năng lượng quan trọng và cần thiết cho việc hấp thụ vitamin. Nhìn chung chất béo được chia ra 2 dạng:
+ Sản phẩm từ động vật: thịt, phô mai, kem, bơ, sữa và trứng.
+ Sản phẩm từ thực vật: dầu ô liu, dầu đậu nành, hạt chia, quả bơ, hạt dẻ và hạt hướng dương.
4.Vitamin và Khoáng Chất:
Các loại Rau củ, hoa quả cung cấp nhiều loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển và chức năng của cơ thể. Một số loại như vitamin A, C, D, canxi và sắt rất cần thiết cho cơ thể. Chúng ta có thể hiểu: Vitamin là chất hữu cơ và có thể bị phân hủy bởi nhiệt, không khí hoặc acid còn khoáng chất là chất vô cơ, giữ nguyên cấu trúc hóa học của chúng.
II. Các mốc thời gian và Chế độ dinh dưỡng cho trẻ nhỏ qua các thời kỳ:
1.Trẻ sơ sinh (0-6 tháng):
Giai đoạn này, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo cho trẻ. Tổ chức y tế thế giới đã khuyên răng: 6 tháng đầu nên để trẻ bú 100% sữa mẹ là tốt nhất.
Trong trường hợp nếu mẹ không đủ sữa thì có thể bổ sung sữa công thức phù hợp với độ tuổi của trẻ.Nhưng nên tìm cách cải thiện thực phẩm bữa ăn của mẹ để sữa mẹ tiết ra nhiều nhất.
Ở giai đoạn này bố mẹ có thể tham khảo thêm các nội dung bài viết về đặt tên cho con trai, con gái tại đây: dattencontraigai.com
2. Trẻ từ 6-12 tháng:
Tiếp tục cho trẻ bú mẹ theo nhu cầu. Thường thì trẻ sẽ bú mẹ khoảng 70 %, 30% có thể tập cho trẻ ăn dặm.
Thức ăn dặm phải đúng, đủ chất và đặc biệt là phù hợp với trẻ. Không cho trẻ ăn các thức ăn lạ. Ban đầu nên để trẻ làm quen với các loại thực phẩm đơn giản, dễ tiêu hóa như bột ngũ cốc, trái cây, rau củ nghiền nhuyễn. Để thuận tiện trong quá trình ăn và tiêu hóa của trẻ.
Sau đó chúng ta có thể tăng dần độ đa dạng và số lượng thức ăn theo thời gian. Cho trẻ ăn 2-3 bữa/ngày, mỗi bữa khoảng 100-200g là hợp lý nhất.
3. Trẻ từ 1-2 tuổi:
Ở giai đoạn này nhiều bà mẹ đã cắt bú và cho con ăn 100% thức ăn ngoài nhưng theo chúng tôi không nên làm thế. Tốt nhất chúng ta nên duy trì bú mẹ hoặc cho trẻ uống sữa công thức.
ÍT ra khẩu phần bú mẹ của trẻ phải được 30 – 40%. Sau đó có thể kết hợp cho trẻ ăn đa dạng các loại thực phẩm thuộc 4 nhóm dinh dưỡng sau:
+ Nhóm bột đường: Gạo, mì, khoai, bánh mì…
+ Nhóm chất đạm: Thịt, cá, trứng, sữa…
+ Nhóm chất béo: Dầu ăn, mỡ động vật…
+ Nhóm vitamin và khoáng chất: Rau xanh, trái cây…
Về chế độ ăn có thể Cho trẻ ăn 3-4 bữa/ngày, mỗi bữa khoảng 200-300g. thời gian cách nhau khoảng 4h/bữa.
Giai đoạn này có thể tập khuyến khích cho trẻ tự ăn bằng tay hoặc bằng muỗng.
4. Trẻ từ 2-5 tuổi:
Giai đoạn này sức đề kháng của trẻ khá tốt nên chúng ta có thể cắt bú sữa mẹ hoặc có thể cho bú 1, 2 lần/ ngày. Cho trẻ ăn đa dạng các loại thực phẩm thuộc 4 nhóm dinh dưỡng.
Cho trẻ ăn 3 bữa chính và 2-3 bữa phụ/ngày.
Mỗi bữa chính nên có đủ 4 nhóm dinh dưỡng.
Khuyến khích trẻ ăn cùng gia đình.
Hạn chế cho trẻ ăn thức ăn nhanh, đồ ngọt, nước ngọt.
III. Một số điểm cần lưu ý đối với Chế độ dinh dưỡng cho trẻ nhỏ:
1. Chất Lượng và Phải Đa Dạng Thực Phẩm:
Cung cấp một loạt các loại thực phẩm từ tất cả các nhóm thực phẩm để đảm bảo trẻ nhỏ nhận được đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Và điều đó cũng đảm bảo trẻ không bị ngán 1 món ăn nào. Mỗi thực phẩm đều có 1 ưu điểm nên cần phải đa dạng nó.
Nên chọn thực phẩm tươi ngon, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
2. Giới Hạn Thực Phẩm Có Hại:
Hạn chế thức ăn chứa đường và chất béo bão hòa. Tránh thức ăn nhanh, đồ ăn chiên và thực phẩm chứa nhiều đường.
Tuyệt đối không để trẻ tiếp xúc sớm với các loại thực phẩm như: Gà rán, thịt quay,…đồ uống có cồn, có ga, có đường.
3. Tạo thói quen ăn đúng bữa:
Đảm bảo cung cấp đủ lượng calo cần thiết theo từng độ tuổi của trẻ, phù hợp với mức độ hoạt động hàng ngày. Mỗi bữa ăn nên cố định thời gian và cố định lượng thức ăn. Điều đó giúp trẻ tạo thói quen ăn uống đủ chất, đủ số lượng. Tạo tiền đề cho hệ tiêu hóa của trẻ phát triển.
Nên Xây dựng thói quen ăn uống đều đặn, cụ thể. Có thể thiết lập lịch trình bữa ăn và giữ cho trẻ có chế độ ăn uống cân đối. Cho trẻ ăn đúng giờ, không ép trẻ ăn khi không muốn, tạo bầu không khí vui vẻ khi ăn.
Lượng thức ăn cần thiết cho trẻ tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính, mức độ hoạt động và tình trạng sức khỏe của trẻ. Nên trẻ tuổi nào thì phải cho ăn phù hợp với tuổi đó.
Cách chế biến thức ăn:
Nên chế biến thức ăn đa dạng, phù hợp với độ tuổi và khả năng tiêu hóa của trẻ.
Đặc biệt phải ăn chín uống sôi. Không cho trẻ sử dụng các thức ăn ôi thiu, có mùi hay nghi ngờ bị hư hỏng.
Chế độ dinh dưỡng đúng đắn là nền tảng quan trọng cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Lớn lên trẻ khỏe hay yếu phụ thuộc rất nhiều vào chế độ dinh dưỡng khi nhỏ. Việc cung cấp đủ lượng calo, protein, chất béo, vitamin và khoáng chất cần thiết sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện và có cuộc sống khỏe mạnh về sau. Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ nhỏ không chỉ là trách nhiệm của phụ huynh mà còn là nhiệm vụ của cả xã hội. Muốn có một thế hệ trẻ khỏe mạnh và phát triển bền vững thì nên chú trọng vào giai đoạn đầu này.
Bài viết liên quan
TOP TÊN CON THEO NGŨ HÀNH HỎA
TOP TÊN CON THEO NGŨ HÀNH THỦY
ĐẶT TÊN THEO NGŨ HÀNH MỘC
ĐẶT TÊN THEO NGŨ HÀNH KIM
NHỮNG TÊN CON TRAI HAY 2024
TOP TÊN CON THEO NGŨ HÀNH MỘC
TOP TÊN CON THEO NGŨ HÀNH THỔ
TOP TÊN CON THEO NGŨ HÀNH
TOP TÊN CON THEO NGŨ HÀNH KIM
ĐẶT TÊN CON THEO NGŨ HÀNH KIM
ĐẶT TÊN CON THEO NGŨ HÀNH THỔ
ĐẶT TÊN CON THEO NGŨ HÀNH HỎA